Tiêm chủng – bảo vệ con bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm

Serbian

Đối với nhiều bậc cha mẹ, thuật ngữ “bệnh trẻ em” thường khiến họ liên tưởng đến những căn bệnh vô hại, diễn tiến nhẹ nhàng và không để lại hậu quả. Tuy nhiên, sởi, quai bị, ho gà và những bệnh tương tự không chỉ là mấy "bệnh vặt". Chúng có thể tiến triển rất nặng. Một số trẻ phải gánh chịu hậu quả suốt đời. Ngay cả các phương tiện của y học hiện đại cũng không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được điều này. Thế nhưng, tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát tác ngay từ đầu.

Lịch tiêm chủng của Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO) được cập nhật hàng năm và cung cấp thông tin tổng quan về các mũi tiêm chủng được khuyến cáo ở Đức cho mọi lứa tuổi.

Impfkalender

Lịch tiêm chủng hiện tại

Tải xuống bản tổng quát tất cả các loại vắc xin được khuyên dùng dưới dạng lịch biểu nhỏ gọn tại đây. 

Ở Sachsen, lịch tiêm chủng được sửa đổi đôi chút, bạn có thể tải xuống tại đây.

TẠI SAO TÔI NÊN CHO CON TÔI TIÊM PHÒNG?

Ngay cả khi nhiều bệnh truyền nhiễm hiếm khi xảy ra ở Đức do việc tiêm chủng được thực hiện nghiêm ngặt thì:
Virus và vi khuẩn không biết đến biên giới quốc gia. Nhiều người thường xuyên di chuyển và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ tái phát các bệnh này. Việc lây lan trở lại các bệnh truyền nhiễm ở đây chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách liên tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao.

HỆ MIỄN DỊCH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Hệ miễn dịch của chúng ta có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc vi rút. Vì mục đích này, các chất bảo vệ cụ thể (kháng thể) được hình thành khi cơ thể mắc bệnh sẽ khiến cho mầm bệnh trở nên vô hại. Đồng thời, cái gọi là tế bào nhớ có thể được hình thành. Khi tiếp xúc lại với mầm bệnh, chúng sẽ lập tức bảo vệ cơ thể chống lại bệnh này trước khi bệnh phát tác.

Quá trình này được mô phỏng lại chính xác khi tiêm chủng:

Một lượng nhỏ nhất các mầm bệnh đã bị làm yếu hoặc bất hoạt sẽ được tiêm vào cơ thể.

Hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể lưu thông trong cơ thể.

Tiếp xúc với mầm bệnh thực sự có thể ngăn ngừa bệnh tật.

CƠ CHẾ BẢO VỆ BẰNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU?

Để cơ thể có thể sản xuất đủ kháng thể chống lại một bệnh truyền nhiễm nhất định, nó phải được "huấn luyện". Muốn vậy, nhiều liều vắc-xin sẽ được tiêm để chủng ngừa một số bệnh. Để đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất khi tiêm chủng, việc tiêm phòng cần được thực hiện vào thời điểm khuyến cáo


Do đó, bạn nên bắt đầu xây dựng cơ chế bảo vệ bằng tiêm chủng cho con mình từ sớm. Đây là cách duy nhất để bảo vệ con bạn hiệu quả trong giai đoạn nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn nữa, điều này không chỉ tốt cho con bạn. Nếu dịch bệnh ngừng lây lan, việc này còn bảo vệ cho những người không thể tiêm chủng do tuổi tác hoặc bệnh tật.

TIÊM BÙ NHỮNG MŨI VẮC-XIN BỊ BỎ LỠ


Các mũi chủng ngừa bị bỏ lỡ nên được tiêm bù càng sớm càng tốt để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Một số mũi chủng ngừa có thể có hiệu quả suốt đời, nhưng một số khác lại cần được tiêm nhắc lại nhiều lần, ví dụ vào thời điểm con bạn bắt đầu đi học hoặc khi các bé đến tuổi vị thành niên.

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA TIÊM CHỦNG CÓ THỂ XẢY RA


Ngày nay, vắc xin là một trong những loại thuốc được nghiên cứu tốt nhất, rất an toàn và chỉ có rất ít tác dụng phụ. Sau một mũi tiêm, trẻ có thể có những phản ứng nhẹ trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như vết tiêm đỏ hoặc sưng tấy hoặc trẻ có thể bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì đó chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang phản ứng với mũi tiêm. May mắn thay, các biến chứng nghiêm trọng rất hiếm gặp.

HOÀN TRẢ CHI PHÍ TIÊM CHỦNG


Chi phí cho các mũi tiêm chủng do STIKO khuyến cáo được các công ty bảo hiểm y tế theo luật định chi trả. Điều này được quy định bởi hướng dẫn tiêm chủng bảo vệ.

Nhiều mũi tiêm chủng có thể được thực hiện trong các lần khám sàng lọc (U4, U6, U7, U9 và J1). Bác sĩ nhi khoa sẽ giải thích cho bạn những lựa chọn khác nhau về các mũi tiêm chủng kết hợp.

Impfbroschüre

Tài liệu tiêm chủng bằng 17 ngôn ngữ
Tải thông tin tại đây dưới dạng PDF.

MAT-DE-2305260-1.0-12/2023

Copyright © 2023 Sanofi-Aventis Deutschland GmbH. Alle Rechte vorbehalten.
Diese Seite richtet sich an Interessenten aus Deutschland.
Für unsere Webseiten wurden Bilder von iStockphoto.com, Fotolia.de, gettyimages.de, pexels.com und photocase.de verwendet.

NUTZUNGSBEDINGUNGEN        DATENSCHUTZ        

KONTAKT        IMPRESSUM